Suy hô hấp

Thứ hai, 14/01/2019 - 04:25 PM
Suy hô hấp

1Suy hô hấp là gì?

Suy hô hấp là tình trạng chức năng trao đổi khí ở phổi xảy ra vấn đề làm phổi không thể trao đổi O2 và CO2 dẫn đến thiếu oxy máu, có thể kèm theo tăng CO2 trong máu.

Nhu cầu cung cấp Oxy cho cơ thể không được đảm bảo dẫn đến tình trạng bệnh nhân bị khó thở, đau tức ngực...

Suy hô hấp có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Suy hô hấp diễn ra đột ngột (suy hô hấp cấp tính) và suy hô hấp diễn ra từ từ (suy hô hấp mãn tính).

2Triệu chứng thường gặp của người bị suy hô hấp

Suy hô hấp cấp tính và suy hô hấp mãn tính thường có triệu chứng không giống nhau.

- Suy hô hấp cấp tính biểu hiện thông qua những rối loạn của cơ thể như nhịp thở nhanh, khó thở, bệnh nhân hoảng sợ, tím tái, xảy ra nhanh, đột ngột và có thể đe dọa tính mạng.

- Suy hô hấp mãn tính thường là hậu quả của các bệnh lý về hô hấp ít biểu hiện, đôi khi không có triệu chứng lâm sàng nên người bệnh có thể khó phát hiện ra. Sau một thời gian dài, triệu chứng sẽ biểu hiện ra rõ rệt hơn như khó thở hoặc thở gấp, thở khò khè, đặc biệt là khi bạn vận động, ho có đàm, da - môi hoặc móng tay màu xanh nhạt (không hồng hào), thở nhanh, mệt mỏi, lo lắng, lẫn lộn….

Tùy theo giai đoạn tiến triển của bệnh mà chia suy hô hấp thành 3 cấp độ chính:

- Suy hô hấp cấp độ 1: Đây là giai đoạn đầu tiên của bệnh, mức độ nhẹ, người bệnh có thể cảm thấy khó thở khi làm việc.

- Suy hô hấp cấp độ 2: Đây là giai đoạn thứ 2 của suy hô hấp, bệnh nhân sẽ cảm thấy khó thở nhiều hơn, vã mồ hôi, môi, chân tay...có thể bị tím tái.

- Suy hô hấp cấp độ 3: Giai đoạn này rất nguy hiểm, có biểu hiện như giai đoạn 2 nhưng mức độ trầm trọng hơn, khó thở xảy ra liên tục, toàn thân tím tái và rối loạn nhịp thở, rối loạn thần kinh và ý thức.

3Nguyên nhân suy hô hấp

Suy hô hấp cấp thường do các nguyên nhân:

- Do các tổn thương đường thở như thanh quản tắc nghẽn do nuốt phải dị vật hoặc bị viêm, u, chấn thương…

- Các bệnh như viêm phổi, tràn khí tràn dịch màng phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, xẹp phổi, xơ phổi, hen phế quản, chấn thương màng phổi – phổi – thành ngực cũng gây suy hô hấp cấp tính, phù phổi cấp huyết động, tắc mạch phổi,…

- Bệnh lý về tim mạch như suy tim.

- Các bệnh lý về thần kinh cơ cũng có thể gây suy hô hấp như hội chứng Guillain – Barries và liệt cơ liên sườn hoặc cơ hoành hô hấp.

Suy hô hấp mãn tính thường do các nguyên nhân:

- Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen phế quản, giãn phế quản, viêm phổi mãn tính, tràn dịch màng phổi nghẽn đường hô hấp trên như u vòm họng, u thanh quản…

- Các bệnh gây tổn thương thần kinh trung ương như viêm não, tai biến mạch não, xơ cứng cột bên teo cơ, bệnh Parkinson.

- Tổn thương trung tâm hô hấp như suy giáp, nhiễm kiềm chuyển hoá,…

4Điều trị suy hô hấp

Đối với suy hô hấp cấp

Bệnh nhân bị suy hô hấp cấp cần được đưa đến bệnh viện ngay lập tức.

Nguyên tắc xử trí chung:

- Bệnh nhân cần được đảm bảo đường thở.

- Điều trị tình trạng giảm oxy máu.

- Điều trị tình trạng tăng carbonic.

- Thông khí hỗ trợ nếu có chỉ định.

- Điều trị hỗ trợ tuần hoàn.

- Điều trị nguyên nhân.

Điều trị suy hô hấp mạn

Biện pháp điều trị là:

- Cai thuốc lá và tuyệt đối không được sử dụng thuốc lá.

- Đưa bệnh nhân ra khỏi môi trường không khí bị ô nhiễm.

- Điều trị các nhiễm khuẩn đường hô hấp, đường tiêu hóa có nguy cơ gây suy hô hấp đặc biệt trên xoang và răng.

- Béo phì có thể ảnh hưởng đến khả năng thông khí cần được loại trừ.

Điều trị triệu chứng:

- Phòng các bệnh liên quan đến đường hô hấp.

- Tiêm phòng vắc-xin cúm và một số bệnh nhiễm khuẩn hô hấp như vắc-xin phế cầu.

- Điều trị bằng thuốc: dùng kháng sinh, thuốc tiêu đờm, thuốc giãn phế quản, thuốc cải thiện trao đổi khí.

- Thở máy được áp dụng khi các biện pháp trên không hiệu quả.

- Ngoài ra các loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị suy hô hấp gồm có thuốc giãn phế quản, corticoid, thuốc trợ tim, thuốc kháng sinh, thuốc lợi tiểu và một số loại thuốc khác.

5Phòng tránh suy hô hấp

Suy hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ vì vậy để phòng tránh cần cho trẻ bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu, bổ sung đầy đủ vitamin, các chất dinh dưỡng như kẽm, sắt, DHA, omega 3, một số loại nấm, hạt ngũ cốc thậm chí cả tảo…là những chất tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ để phòng bệnh và ngăn ngừa tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ, tiêm đẩy đủ các mũi tiêm ngừa theo quy định của Bộ Y tế.

Khi thời tiết thay đổi cần cho trẻ mặc đồ thoáng mát lúc trời nóng và quần áo ấm khi chuyển lạnh. Không cho trẻ ngủ dưới quạt hoặc máy lạnh quá lâu vì có thể ảnh hưởng đến hệ hô hấp của trẻ.

Đối với người lớn: nếu có bất kì chấn thương, bệnh lý nào cần phải đến cơ sở y tế để được khám và điều trị. Không hút thuốc lá và hít khói thuốc lá, cai rượu vì rượu làm tăng nguy cơ tử vong cũng như làm giảm hoạt động của phổi.

Suy hô hấp là một hội chứng liên quan đến các bệnh lý về đường hô hấp, vì vậy để phòng tránh được bệnh cần phải từ bỏ các thói quen không tốt, những yếu tố nguy cơ gây nên các bệnh về đường hô hấp. Nếu có bất kì vấn đề gì cảm thấy không ổn như khó thở, tim đập nhanh, cơ thể tím tái… thì cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời. Tránh tình trạng bệnh trở nặng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

(Hình ảnh tổng hợp từ suckhoenhi.vn, Pixabay, google,...)

*
*

Bệnh Hô Hấp liên quan

Công ty TNHH Thương Mại Y Tế Xanh
GPKD số 0316326671 do Sở KH và ĐT TP Hồ Chí Minh cấp ngày 16/06/2020
GĐ/Sở hữu website Trần Văn Quang
Địa Chỉ: 114D Bạch Đằng, - Phường 2 - Quận Tân Bình - TP Hồ Chí Minh.
Email: lienhe@chothuocxanh.com
Tel: 0818 00 66 99
Website: www.chothuocxanh.com

© Bản quyền thuộc về Chothuocxanh.com

Hiệu quả của sản phẩm có thể thay đổi tùy theo cơ địa của mỗi người.
Sản phầm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Công ty TNHH TM Y Tế Xanh chỉ phân phối thuốc cho các nhà thuốc theo hợp đồng, chúng tôi không trực tiếp bán hàng cho các cá nhân. Quý khách hàng liên hệ với các nhà thuốc để được hướng dẫn và tư vấn chi tiết. Việc sử dụng thuốc và chữa bệnh phải tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

0818006699

Back to top